Tags:

sản xuất

(vasep.com.vn) Thị trường tôm toàn cầu trải qua năm 2023 đầy sóng gió. Tuy vậy, các quốc gia sản xuất tôm chính trên thế giới, nhất là ở khu vực châu Á vẫn nỗ lực duy trì sản xuất và xuất khẩu. Tình hình SX-XK tôm của các nguồn cung này nhiều kỳ vọng phục hồi nhẹ vào đầu năm 2024.

(vasep.com.vn) Ngày 1/5/2023, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản.

An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

Thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Gia Lai về việc tổ chức Hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ nông thủy sản Tây Nguyên tại Gia Lai, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản trân trọng kính mời Quý Hội viên VASEP tham dự.

Đến ngày 11/3, có 52 lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam bị Trung Quốc trả về vì phát hiện SAR-CoV-2. Cục NAFIQAD đề nghị các doanh nghiệp kiểm soát an toàn thực phẩm, dịch bệnh và phòng chống COVID-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc.

(vasep.com.vn) Từ rất lâu trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine vào tháng 2/2022, nhà sản xuất thủy sản surimi lớn thứ hai của Mỹ, Aquamar, cũng đã đa dạng hóa nguồn cung cấp cá của họ, trước quan ngại về nguồn cung cá minh thái và lạm phát. Việc linh hoạt trong việc kết hợp các nguyên liệu đầu vào thậm chí còn quan trọng hơn trước đây, ông Daryl Gormley, Giám đốc điều hành công ty Aquamar cho biết.

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2021, mặc dù ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, ngành tôm nói riêng tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu bất thường, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, song kết thúc năm 2021, ngành tôm vẫn đạt kết quả tốt.

Thủ tướng Chính phủ yêu cần cơ quan chức năng nghiên cứu một số chính sách về thuế, phí để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất xăng dầu trong nước, đảm bảo ổn định thị trường.

(vasep.com.vn) Ngày 11/01/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2022 đến ngày 31/12/2023.

Sau 2 tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP, một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đã ghi nhận mức tăng rất mạnh.

Thích ứng với khó khăn, linh hoạt trong giải pháp... là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp vượt bão COVID-19. Kinh tế Việt Nam mới đi qua 3/4 chặng đường năm 2021. Hơn một nửa thời gian đó thì người dân, doanh nghiệp chống chịu với ảnh hưởng nặng nề nhất, chưa từng có của đại dịch COVID-19.

(vasep.com.vn) Ngày 15/8/2021, Thủ tướng Chính phủ họp với các Bộ ngành và lãnh đạo 19 tỉnh Đông và Tây Nam bộ về hướng phòng chống dịch thời gian tới. Ngay sau đó, lãnh đạo các địa phương đã công bố bước đi mới của địa phương mình nhằm mục tiêu chung là giữ vững thành quả, đẩy lùi và dập dịch.

(vasep.com.vn) VASEP cho rằng mục tiêu trong Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 là: sớm kiểm soát được đại dịch COVID-19 để khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất vẫn còn chưa đủ và chung chung. Với ngành thuỷ sản, nếu không khôi phục vào tháng 9/2021 thì sẽ có nhiều hậu quả gãy đổ chuỗi, không còn hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi. Riêng nuôi trồng thủy sản nếu không kịp khôi phục sản xuất, nguyên liệu tôm, cá... sẽ ứ đọng, nông dân vô cùng khó khăn. Do đó, VASEP đề xuất trong mục tiêu cần có thời gian để nỗ lực khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất và không muộn hơn 15/9/2021.

(vasep.com.vn) Đại dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu tôm của thế giới giảm trong năm 2020. Thương mại bán lẻ tôm ở nhiều quốc gia tăng mạnh mẽ trong khi ngành dịch vụ thực phẩm lại phải hứng chịu những tổn thương lớn lao. Đó là nét nổi bật của thị trường tôm toàn cầu trong năm 2020 vừa qua.

(vasep.com.vn) Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia (KKP) đang đặt mục tiêu biến quốc gia này thành quốc gia sản xuất tôm chân trắng lớn nhất thế giới bằng cách tăng sản lượng lên mức 16 triệu tấn mỗi năm từ mức dưới 1 triệu tấn hiện nay.